Kỹ thuật chân

Rectangle 607 (1).png

Người leo núi có kỹ thuật chân tốt sẽ tiết kiệm được sức mạnh của cánh tay, tăng khả năng giữ thăng bằng giúp cho cơ thể bật cao dễ dàng. Một người leo tốt chỉ cần sức khỏe tốt, tuy nhiên, một người leo giỏi cần phải sử dụng thành thạo kỹ thuật chân.

Phân tích giầy leo núi

Lựa chọn giầy leo núi

Dành cho các loại hình leo núi sử dụng sức nặng cơ thể dồn vào chân – giống như địa hình “low angle slabs” (tạm dịch là « vách đá  nghiêng »), nên lựa chọn loại giầy leo núi có dây và đế bọc cứng. Loại giầy này giúp đỡ trọng lượng cơ thể, nhờ đó, đôi chân sẽ được nghỉ ngơi phần nào. Dây buộc giầy giúp cố định chân chắc ở trong giầy, khi nguời leo dùng chân ấn lực xuống nhất là ở những nơi có thời tiết như ở Việt Nam với độ ẩm cao vào mùa hè.

Giầy dán và giầy lười thường mềm hơn loại giầy dây, cho phép người sử dụng lực chân trên vách đá đứng giống như đôi tay vậy. Quan trọng hơn, loại giầy này có thể đi vào đi ra dễ dàng.  Đầu tiên, để rèn luyện được sức khỏe cho đôi chân, chọn đôi giầy vừa thođáng và thoải mái là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với những người mới bắt đầu luyện tập. 

Bài tập sử dụng chân

1. Leo núi bằng mắt

Nếu bạn không nhìn thấy đôi chân của mình, bạn sẽ không sử dụng nó được. Hãy nâng niu đôi giầy của bạn !!!

2. EDGING 

Dùng má chân - Ở má trong cũng như má ngoài, vị trí xương mắt cá chân song song với tường, gót cao hơn mũi chân, dồn trọng lực cơ thể xuống phần má chan. Động tác này thường được sử dụng ở những địa hình khối đá cắt vuông nhôi ra. 

a. Inside Edge - Má trong

Do vị trí dễ nhìn thấy, nên dễ xoay chân và dùng lực để kéo dài người. Một số người nghĩ đây là phần là khỏe nhất nhưng trên thực tế, đây lại là phần yếu nhất của chân. Phần cơ kiểm soát ngón chân cái tuy nhiên lại là phần khỏe nhất trên đôi chân 

b. Má ngoài 

Ví trị khó nhìn hơn nhưng hỗ trợ sức nặng cơ thể tốt hơn, do má ngoài có nhiều xương hơn má trong. 

3. SMEARING 

Sử dụng lòng bàn chân đặt trên mấu, gót bàn chân thấp hơn lòng bàn chân và vuông góc vào tường. Động tác này giúp tối đa ma sát giữa đế giầy cao su với mặt đá. Lực đàn hồi của bàn chân tạo ra lực giúp chân bám chắc hơn. Động tác này được sử dụng trên mặt phẳng, mỏm tròn.

4. SMEDGING

Động tác này kết hợp gữa 2 kỹ thuật nơi mà phần giữa lòng bàn chân được đặt ở đỉnh mỏm, gót chân hơi nhích lên, vị trí xương mắt cá chân tạo thành góc 45 độ. Địa hình mỏm không sắc mà cũng không tròn, tạo thành góc tù. Với địa hình  smedging, người leo núi có khả năng vươn người xa hơn, nhưng ít bề mặt tiếp xúc so với địa hình smearing. 

5. TOEING

Ngón chân cái. Đây là phần nhọn nhất trên đôi giầy leo núi, giúp người leo núi có khả năng vươn xa hết mức có thể. Với vị trí này, người leo núi có thể quan sát dễ dàng vị trí chân. Hơn nữa, lực đàn hồi được tạo ra từ ngón chân cái giúp người leo núi từ vị trí gót chân cao hơn ngón chân cái, từ đó, lực cơ thể được dồn xuống  điểm tiếp xúc. 

6. BALANCING ON YOUR FEET- Cân bằng trên chân

  • Trọng lực – Trong vật lý, trọng lực của cơ thể bị dồn xuống  do lực hút của trái đất.
  • Trung tâm của trọng lực này trên cơ thể con người nằm ở phần hông của bạn( được gọi là trọng tâm).Toàn bộ trọng tâm được dồn trực tiếp lên đôi chân.
  • Thay đổi trọng tâm - Khi bạn xem một người leo núi tốt, bạn có thể nhận thấy rằng trong quá trình leo, trọng tâm của họ chuyển từ bên này sang bên khác. Lúc đầu, bạn nên thay đổi trọng tâm của bạn một cách từ từ. Trong Thái cực quyền,người tập được hướng dẫn về  một sự thay đổi 100% - 0 và từ từ đi đến 90% -10% đến 80% -20 %... Việc chuyển trọng tâm chậm sẽ quyết định bạn trượt chân hoặc không, cho phép người leo có cơ hội trở lại hoặc đổi chân vào chỗ đứng cần thiết. PSS-Cách đặt chân tốt nhất là bằng mắt của bạn.Chuyển trọng tâm trên các mấu/điểm đặt chân một cách từ từ. Đứng vững và thẳng trên các mấu/điểm đặt chân.
  • BƯỚC NHỎ-Thực hiện các bước nhỏ cho phép chuyển trọng tâm nhẹ nhàng hơn nhiều bởi vì các điểm cân bằng của một chân so với chân kia là gần hơn. Ngoài ra, bởi vì đầu gối không phải co như trong một bước cao, người ta sẽ tiết kiệm được sức lực trong việc dồn trọng tâm vào chân, hoặc giảm bớt sức lực của tay khi phải kéo cả cơ thể lên
  • Đứng hai chân/chuyển chân- rất phổ biến khi thay đổi các bước đặt chân khi di chuyển. Cách tốt nhất để làm điều này là dùng chân không chịu lực (không giữ trọng tâm/không chịu trọng lực cơ thể) đặt lên phía trên của chân chịu lực (chân giữ trọng tâm/chân chịu trọng lực cơ thể), cố gắng sao cho thật khớp với vị trí đứng. Sau đó, trượt chân dưới ra và chân phía trên sẽ hoàn toàn thay thế vào đúng điểm đặt chân cũ. Chuyển chân chỉ được dùng khi cần thiết. Đây là phương pháp duy nhất để chuyển chân trên những điểm đứng/mấu nhỏ. Nếu điểm đứng/mấu lớn hơn thì chỉ cần di chuyển cách đơn giản là "piano", hoàn toàn phù hợp khi có thể thay đổi cách đặt chân để nhường thêm chỗ trống cho chân kia. Hãy chắc chán về điểm để chân, vì đây là điểm quan trọng cho những bước di chuyển tiếp theo.
  • Ngồi kiểu ếch - là một động tác phổ biến để tiết kiệm sức lực khi leo. Chân đặt trên một vị trí vững rồi ngồi trên một chân đó, toàn bộ trọng lực dồn về một chân theo chiều dọc, cân bằng trọng tâm bằng chân thứ 2  và đứng hướng về phía điểm nắm tay tiếp theo.
  • STEMMING –Với điểm đặt chân ở hai phía đối diện nhau, hai bàn chân sẽ  đạp về hai hướng ngược nhau để chống lại trọng lực.
  • KẾ HOẠCH - Giống như cờ vua, leo núi liên quan đến việc suy nghĩ về hành động tiếp theo hầu như trước khi bạn thực hiện việc di chuyển hiện tại.Hãy tìm đến chỗ đứng tiếp theo khi bạn đứng hoặc chuyển trọng tâm. Đôi khi bạn sẽ thấy rằng bạn không có tất cả các cách đi lên mà bạn mới chỉ có một nửa. 

Kết luận

Kỹ thuật chân tốt là nền tảng của kỹ thuật leo núi tốt. Ứng dụng có kỷ luật và chính xác, có phương pháp với mọi bước di chuyển, một người leo núi sẽ đạt được kết quả tốt khi leo.